Tứ Dân là một xã của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Vùng: | Đồng bằng sông Hồng |
---|---|
Trụ sở UBND: | Thôn Toàn Thắng |
Diện tích: | 6,12 km² |
Dân số: | 10.234 người (2019) |
Mật độ: | 1.672 người/km² |
Mã hành chính: | 12226 |
Lịch sử hình thành xã Tứ Dân
Thời cổ đại: Tứ Dân là vùng đất lịch sử thuộc bộ Dương Tuyền từ thời vua Hùng (2879 – 258 TCN) nước Văn Lang minh chứng Tứ Dân là nơi gặp gỡ của Chử Đồng Tử Và Tiên Dung công chúa vào thời Hùng Vương thứ 18, từ khi Triệu Đà diệt nước Âu Lạc (211 TCN) đô hộ cho đến thời thuộc Đông Hán, Tống, Tề, Lương, Trần đều thuộc huyện Chu Diên,Quận Giao Chỉ.
Xã Mạn Xuyên 幔 川: Được phong cấp vào năm Chiêu Thống (1 đạo).* Phong cho Thành Hoàng là Chiêm Thành Cửu ải Uy Minh… Đại Vương 占 城 *隘 威 明…大. Xã Phương Trù 芳 幬: 20 tr., do Nguyễn Bính soạn năm 1572, gồm 3 vị thần triều Hùng: Chử Công Đồng Tử Chí Thánh… Thượng Đẳng Thần 褚 公 童 子 至 聖… 上 等 神; Tiên Dung Công Chúa Thiên Tiên… Thượng Đẳng Thần 仙 容 公 主 天 仙… 上 等 神; Nội Trạch Tây Cung Tiên Nữ… Thượng Đẳng Thần 內 澤 西 宮 仙 女… 上 等 神.*Xã Mạn Trù 慢 幬: 14 tr., do Nguyễn Bính soạn năm 1572, về sự tích Trung Tông Hoàng Đế 中 宗 皇 帝, con trai thứ ba của vua Lê Đại Hành. .
Chiêm Thành Cửa Ải Đại Vương Nguyễn Minh một vị tướng thời Hùng Vương thứ 18 nay được thờ tại Đền Mạn Xuyên để ghi nhớ công ơn của Ngài và được 18 đạo sắc phong Ngài. Các đạo bắt đầu từ An Dương Vương – thời Hồng Đức (Lê Thánh Tông) đến đạo 18 vào thời Vua Khải Định đều sắc phong Ngài “Chiêm Thành Cửa Ải Đại Vương”. Nguyễn Minh quê ở huyện Lôi Dương, châu Ái đến xã Mạn Xuyên tổng Đông Kết huyện Đông An mở trường dạy học. Bấy giờ Hùng Duệ Vương mở khoá thi, vào thi Đình nhà vua chấm ông đỗ đầu khoá, được vua gả công chúa Ngọc Nương – công chúa thứ ba, ông cùng với Tản Viên Sơn Thánh đánh quân Chiêm Thành thắng lợi được vua phong: Trấn Chiêm Thành cửa ải đại tướng quân.
Thời Trung Đại: Đến thời Đinh Tiên Hoàng (967-979)và tiền Lê (979-1009) thuộc huyện Châu Diên,Lê Ngoạ Chiều Tứ Dân thuộc Phủ Thái Bình,đến Thời Lý Tứ Dân thuộc huyện Đông Kết thuộc Khoái lộ, Thời Lý Cao Tông thuộc Châu Khoái.
Đến thời Trần sau chiến thắng quân Nguyên – Mông (1288) Vua Trần ban vùng đất Châu Khoái cho Nguyễn Khoái đổi thành Khoái Châu.
Đến thời Hồng Đức Tứ Dân thuộc huyện Đông Yên thuộc Sơn Nam thừa tuyên.
Tứ Dân nằm trong bãi Mạn Trò châu, gần cửa Hàm Tử, bến Chương Dương,và Bãi Tự Nhiên. Trận Tây Kết nổi tiếng trong kháng chiến chống Nguyên Mông thời Trần nằm tại địa hạt vùng Tứ Dân, Tân Châu ngày nay do nằm trên vùng bãi nên những chứng cứ lịch sử đã bị phù sa sông Hồng vùi lấp nên địa danh Tây Kết đã mất đi.
Tây Kết có tác giả nhận định là địa danh nằm từ làng Đông Kết xã Đông Kinh đến xã Tân Châu phủ Khoái Châu dài khoảng 2 km. Vì vậy cần nghiên cứu đánh giá đúng đắn vùng đất lịch sử Tứ Dân nằm giữa bến Chương Dương, Cửa Hàm Tử, Bãi Tự Nhiên
Một nhận định khác trên website http://www.quansuvn.net/ cho biết “Bến Tây Kết nay ở khoảng xã Tứ Dân thuộc huyện Khoái Châu, còn hương Tây Kết ghi trong Thiền uyển tập anh và một số địa chí cổ có thể bao gồm cả Hàm Tử, Vĩnh Hưng, Ông Đình, Phương Trù, Yên Vĩ, Yên Cảnh và phía bắc Mạn Xuyên.Kết hợp nghiên cứu một số tư liệu với khảo sát thực địa, có thể khẳng định Tây Kết nằm ở vùng Khoái Châu là hợp lý, nhưng Tây Kết phải thuộc phần đất phía tây Đông Kết ngày nay. Ngăn cách giữa Đông và Tây Kết là sông cổ Kim Ngưu, còn gọi là sông Tế Giang, sông này về sau còn được bảo lưu bằng tên gọi sông Tế, hoặc sông Tó. Sông chảy qua Yên Cảnh, Mạn Xuyên]], chảy xuống đất Tây Kết, Đông Kết, để xuống sông Cái (đoạn hạ lưu sông Kim Ngưu này từ xã Ông Đình qua Yên Cảnh, Mạn Xuyên, Tây Kết, Đông Kết chảy ra sông Hồng đã bị lấp từ lâu. Nay còn vết tích là Vực Mạn Xuyên.Như vậy, Tây Kết là vùng đất nằm ở tả ngạn sông Hồng thuộc khu vực xã Tứ Dân huyện Khoái Châu Hưng Yên ngày nay là hoàn toàn có căn cứ. Địa danh Tây Kết xuất hiện sớm, gắn với sự tích sông Kim Ngưu chảy qua quận Tế Giang, gắn với hệ đường thủy Nhị Hà – Tế Giang và gắn với tuyến đường bộ thông qua Chương Dương – Hàm Tử.”
Tứ Dân khi xưa là chiến trường ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 năm 1285 và cùng nằm trên chiến trường lịch sử Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương với nhiều vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc Việt Nam: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Chiêu Thành Vương (không rõ họ tên), Nguyễn Khoái.
Trần Bình Trọng là một anh hùng kháng Mông-cổ của Việt-Nam, khi bị bắt, chủ soái Mông cổ dụ rằng nếu ông chịu hàng, sẽ cho phong tước vương. Ông khẳng khái:
“Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”
Ông bị giết, được truy phong Bảo-nghĩa vương. Hiện tại xã Mạn-Trù, huyện Đông-An, phủ Khoái-Châu, tỉnh Hưng-Yên còn đền thờ ông.
Tứ Dân là dân cư của 4 làng thuộc 2 tổng khác nhau: Mạn Xuyên thuộc tổng Đông Kết; Mạn Trù thuộc tổng Ninh Tập; Phương Trù thuộc tổng Ninh Tập; Năm Mẫu là vùng đất khởi thuỷ chỉ có Năm Mẫu dân cư sống (Phía bắc là ấp của làng Mạn Trù, phía nam là ấp của Làng Mạn Xuyên). Đây chính là nguồn gốc của địa danh Tứ Dân. Phủ Khoái Châu gồm 10 tổng: Đông Kết, Ninh Tập, Đại Quan, An Lạc, Yên Lịch, Yên Cảnh, Yên Vĩnh, Mễ Sở, Phú Khê, Bình Dân.
Đầm Mạn Xuyên ngày nay là vết tích của khúc sông còn sót lại khi sông Hồng nay đã đổi dòng về phía tây. Mạn Xuyên được giải thích là: Mạn là bờ; xuyên là sông; Mạn Xuyên là 1 làng bên bờ sông và vết tích Đầm Mạn Xuyên là minh chứng rõ ràng nhất.
Trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim có chú thích: Hiện nay ở phủ Khoái Châu có làng Đông Kết nhưng nằm rất xa bờ Hồng Hà, Tứ Dân nằm ở phía tây tây bắc của làng Đông Kết gần bãi Tự Nhiên. Cửa Hàm Tử phía bắc và Bến Chương Dương ở phía tây. Ngày nay ở Làng Năm Mẫu thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đó là minh chứng rõ ràng. Vì vậy, Làng Tây Kết khi xưa có thể nằm tại khu vực Tứ Dân và Tân Châu ngày nay nằm trên khúc sông Thiên Mạc khi xưa. Trên khúc sông Hồng xưa kia đã diễn ra nhiều chiến thắng lịch sử như: Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết,. Tứ Dân trước đây thuộc huyện Đông An – Phủ Khoái Châu (Khoái Lộ) nằm trong 2 tổng Đông Kết,tổng Ninh Tập.
Tứ Dân nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1469). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) chia làm Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Tứ Dân thuộc về Sơn Nam thượng. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) Hưng Yên được thành lập. Tứ Dân thuộc về phủ Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.
Thời hiện đại:
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Pháp đã xây dựng 6 chiếc lô cốt kiên cố và 1 dãy nhà 8 gian cho lính ở trên địa bàn xã.
Nhân dân trong xã phải từng ngày, từng giờ chịu sự áp bức, kìm kẹp, bắt bớ, chém giết của chúng, chúng đã xây dựng và tổ chức 1 bộ máy như: Chánh tổng, Lý trưởng, Phó lý Hội tề, lính dõng… nhằm chống lại sự đấu tranh của nhân dân trong xã.
Nhưng với lòng yêu nước, yêu quê hương kiên quyết không để cho kẻ thù nằm yên trên mảnh đất của mình. Chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chủ yếu là công tác địch vận và tuyên truyền.
Đội du kích Hoàng Ngân được ra đời với chiếc đòn gánh đánh Tây đã làm cho kẻ thù khiếp sợ. Rồi cùng với cả nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp làm trấn động địa cầu, vĩnh viễn xóa bỏ sự áp bức, thống trị của Chủ nghĩa thực dân cũ trên quê hương. Nhưng Chủ nghĩa đế quốc chưa từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, nhân dân Tứ Dân cùng với cả nước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hàng ngàn người con ưu tú của quê hương lên đường cầm súng chiến đấu chống giặc ngoại xâm, tất cả vì Miền Nam ruột thịt. Ở hậu phương phong trào thanh niên 3 sẵn sàng, phụ nữ 3 đảm đang. Mỗi người làm việc bằng hai, với khẩu hiệu ” Thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 người ” đã cùng cả nước giành độc lập tự do bằng chiến dịch đại thắng mùa xuân năm 1975.
Ngày 26 tháng 01 năm 1968, chính phủ sáp nhập tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành Hải Hưng Tứ Dân thuộc huyện Khoái Châu tỉnh Hải Hưng. Năm 1979, huyện Châu Giang thành lập 39 xã thuộc 2 huyện Khoái Châu và Văn Giang trong đó có Tứ Dân. Tứ Dân thuộc Châu Giang tỉnh Hải Hưng. Ngày 24/7/1999, huyện Khoái Châu thành lập gồm 25 xã, thị trấn trong đó có Tứ Dân.
Tứ Dân ngày nay là đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, Việt Nam gồm 6 thôn: Mạn Xuyên, Toàn Thắng, Phương Trù, Năm Mẫu, Phương Đường, Mạn Đường. Toàn bộ trung tâm xã bao gồm Ủy ban Nhạn dân, Hội đồng Nhân dân, Nhà văn Hoá, Trạm Y tế, Nghĩa Trang Liệt sĩ tại thôn Toàn Thắng.
/wp:htmlĐịa giới hành chính
Địa giới hành chính:
- Tứ Dân là xã phía tây của huyện và nằm triền đê tả ngạn sông hồng, phần ngoài đê nằm trong Bãi Màn Trò Châu (tức bãi Đà Mạc). Xã cách trung tâm thủ đô Hà Nội 22 km về phía Đông Nam, cách tỉnh lỵ là thành phố Hưng Yên 30 km về phía Tây Bắc, cách thị trấn Khoái Châu 6,5 km về phía tây.
- Phía Đông Bắc giáp thôn An Cảnh, Hàm Tử của xã Hàm Tử
- Phía Tây và Tây Bắc giáp thôn Hồng Châu xã Tự Nhiên, Chương Dương, thôn An Cảnh xã Lê Lợi thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội.
- Phía Đông Nam và Nam giáp xóm Bắc, Xóm Trung Chu của xã Đông Kết
- Phía Tây Nam giáp các thôn Hợp Hòa, Mãn Hòa, Kiến Châu xã Tân Châu.
- Điểm Cực Bắc 20°50’51” vĩ độ Bắc – thôn Phương Đường.
- Điểm Cực Nam 20°49’35” vĩ độ Bắc – thôn Mạn Xuyên.
- Điểm Cực Đông 105°56’48” kinh độ Đông – thôn Mạn Xuyên.
- Điểm Cực Tây 105°54’54” kinh độ Đông – thôn Năm Mẫu.
- Điểm Trung tâm xã Tứ Dân – Trường Trung học Cơ Sở Xã Tứ Dân.
- Chỉ dẫn đường đi về quê Tứ Dân tới du khách khi ghé thăm Tứ Dân
- Từ Pháp Vân theo đường cao tốc tới cầu vượt Khê Hồi 12 km rẽ phải lên cầu Vượt theo hướng đê Sông Hồng đến Dốc Vân La 4 km rẽ phải theo đê hữu ngạn sông Hồng khoảng 1,5 km đến Bến đò Chương Dương – Phương Trù qua đò là địa phận xã Tứ Dân
- Từ Phố Nối đi theo đường 39A theo hướng TP Hưng Yên đến Dân Tiến rẽ phải theo hướng TT Khoái Châu, đến TT Khoái Châu theo tỉnh lộ 209 tới chợ Bái Đông Kết rẽ phải về hướng Tứ Dân.
- Từ TP Hưng Yên đi theo hướng bắc đê tả ngạn Sông Hồng tới Km96 là địa phận Tứ Dân.
- Từ Cầu Thanh Trì rẽ phải theo hướng đê tả ngạn sông Hồng khoảng 20 km qua tuyến đê các xã Đông Dư, Đa Tốn, Bát Tràng huyện Gia Lâm,xã Xuân Quan, Phụng Công, TT Văn Giang, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Mễ Sở huyện Văn Giang, xã Bình Minh, Dạ Trạch, Hàm Tử huyện Khoái Châu là về tới Tứ Dân.
Phân chia hành chính xã Tứ Dân
Xã Tứ Dân được chia thành 6 thôn với 12 đội sản xuất:
Phương Trù (các đội 3, 4, 5)
Toàn Thắng (Mạn Trù 6)
Mạn Xuyên (8, 9, 10, 11, 12)
Phương Đường (1)
Mạn Đường (2)
Năm Mẫu (7).
Tứ Dân còn có 2 bến đò qua sông Hồng: Phương Trù và Năm Mẫu, có vực Mạn Xuyên.
Diện tích tự nhiên của xã vào khoảng 6,1km², dân số là 9.753 người.
Bản đồ xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu
Xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu nhìn từ vệ tinh
Có thể bạn quan tâm
Huyện Khoái Châu có 25 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 24 xã.- Thị trấn Khoái Châu
(huyện lỵ) - Xã An Vĩ
- Xã Bình Kiều
- Xã Bình Minh
- Xã Chí Tân
- Xã Dạ Trạch
- Xã Đại Hưng
- Xã Đại Tập
- Xã Dân Tiến
- Xã Đông Kết
- Xã Đông Ninh
- Xã Đông Tảo
- Xã Đồng Tiến
- Xã Hàm Tử
- Xã Hồng Tiến
- Xã Liên Khê
- Xã Nhuế Dương
- Xã Ông Đình
- Xã Phùng Hưng
- Xã Tân Châu
- Xã Tân Dân
- Xã Thành Công
- Xã Thuần Hưng
- Xã Tứ Dân
- Xã Việt Hòa
☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã Hưng Yên
Xem thêm bản đồ tỉnh Hưng Yên và các thành phố, thị xã, huyện:🔴 MẸO - Tìm kiếm nhanh quận huyện xã phường cần xem bản đồ:
Xem thêm bản đồ các tỉnh thành Việt Nam:- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng
- Hải Phòng
- Cần Thơ
- An Giang
- Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bạc Liêu
- Bắc Kạn
- Bắc Giang
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Dương
- Bình Định
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hòa Bình
- Hậu Giang
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lào Cai
- Lạng Sơn
- Lâm Đồng
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên – Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái