Vũ Vân là một xã của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Lịch sử hình thành xã Vũ Vân
Xã Vũ Vân là một trong những địa phương có phong trào cách mạng phát triển sớm ở huyện Vũ Tiên (nay là Vũ Thư). Vào giữa năm 1929, Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Vân Môn và Thái Sa được thành lập với 17 hội viên, từ đó phong trào cách mạng của xã Vũ Vân ngày càng phát triển mạnh.
Đến 4/1930 Vũ Vân có 2 đảng viên, đến tháng 4/1946, Chi bộ Đảng ở Vũ Vân được thành lập có 6 đảng viên; năm 1948 Vũ Vân đã có 84 đảng viên để lãnh đạo phong trào cách mạng. Ngày 23/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân 2 thôn Thái Sa và Vân Môn đã nhất tề đứng dậy giành chính quyền.
Ngay sau khi dành chính quyền, Chi bộ Đảng đã tập trung xây dựng lực lượng dân quân du kích của xã. Đến năm 1947 Vũ Vân đã có 3 trung đội dân quân du kích (ở thôn Vân Môn và ở Thái Sa) lúc đầu được trang bị 2 khẩu súng trường, 270 quả mìn, đạn, do ta thu được của địch. Nhân dân đã góp 50 cây gỗ, 1.275 mét tre dây để rào làng kháng chiến, xây dựng xóm quyết tử, đào 1 địa đạo dưới nền đình làng Vân Môn đắp nhiều ụ chiến đấu, đào hàng ngàn mét giao thông hào và hơn 500 hố chiến đấu cá nhân để chuẩn bị chiến đấu.
Công tác chuẩn bị chiến đấu của xã Vũ Vân được đoàn đại biểu Chính phủ về thăm, đã động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của cán bộ và nhân dân. Từ năm 1947 đến 1954, quân và dân Vũ Vân đương đầu với 80 trận càn quét của địch. Lực lượng dân quân du kích của xã đã anh dũng đánh trả quyết liệt với 80 trận lớn, nhỏ.
Trận đánh này đã làm tăng thêm khí thế tấn công địch của lực lượng cảnh vệ và lực lượng dân quân du kích. Ngày 19/3/1949, địch phối hợp quân thuỷ, bộ, trang bị súng lớn yểm trợ đã bất ngờ càn vào xã Tân Dân Hưng, mới tới đầu làng Vân Môn đã bị dân quân du kích mai phục đánh bằng mìn và lựu đạn làm một số tên chết và bị thương.
Dân quân du kích Vân Môn đã nắm quyền chủ động, mưu trí dũng cảm quần nhau với địch khiến chúng không tiến vào được làng đành phải rút lui. Chiến thắng này đã làm nức lòng nhân dân, bẻ gãy các trận càn của địch ra các vùng lân cận quyết không để cho chúng vào cướp của, giết người và qua chiến đấu lực lượng dân quân du kích của xã đã trưởng thành và tự tổ chức đánh địch, độc lập tác chiến. Đầu năm 1950 xã Vũ Vân bị địch chiếm đóng. Hưởng ứng tháng hoạt động mạnh của Liên khu III và của Tỉnh uỷ Thái Bình, từ 12 -19/5/1950, lực lượng dân quân du kích Vân Môn cùng bộ đội vừa phá tề, trừ gian vừa đánh địch để mở rộng vùng kiểm soát của ta, đã trừ diệt nhiều tên phản động việt gian.
Ngày 24/6/1950 bọn phản động ở bốt Cổ Việt và bốt nhà thờ Am Khê chia làm 3 mũi đánh vào xóm Quyết Tử của thôn Vân Môn. Lực lượng du kích xóm Quyết Tử đã bố trí trận địa để đón đánh địch, chiến sự xảy ra từ tờ mờ sáng, trong suốt 4 giờ đồng hồ chiến đấu ta đã đẩy lùi các mũi tiến công của địch. Đến chiều, chúng liều lĩnh xé rào vào xóm Quyết Tử, du kích ta đã đánh giáp lá cà với địch để giữ từng căn nhà lối ngõ, chúng đã vấp phải mìn, chông bị thương vong nhiều.
Ngày 21/6/1950, du kích Tân Dân cùng với Đại đội C50 đã chặn đánh bọn địch ở bốt Thái Sa do tên Bản cầm đầu (bọn vệ sỹ ở nhà thờ Thái Sa) vào ra cướp phá chợ Lịch Bài,lực lượng vũ trang thôn Văn Môn và Thái Sa đã bao vây bốt Thái Sa, chúng hoang mang lo sợ và đã tháo chạy sang Nam Định. Qua trận này, lực lượng dân quân du kích đã giải phóng được làng Thái Sa khỏi bị địch chiếm đóng, tạo thành vùng hậu phương vững chắc để phục vụ chiến đấu.
Cuối cuộc càn Chim ưng, hơn 4 đại đội thuộc binh đoàn cơ động của địch dừng chân qua đêm ở 2 xóm Quyết Tiến, Quyết Thắng, 3 giờ đêm ngày 09/01/1954 dân quân du kích xã cùng bộ đội Huyện, bộ đội Tỉnh đã bí mật bao vây bất ngờ nổ súng vào nơi trú quân của địch. Sau 15 phút giao tranh, địch đã bị chết, bị thương gần 200 tên, bị bắt sống 23 tên, ta thu 3 trung liên và một số súng cầm tay. Địch vô cùng hoảng hốt, chúng hoảng loạn rút chạy. Trận đánh này có ý nghĩa bẻ gãy trận càn lớn của quân Pháp trên địa phận huyện Vũ Tiên….
Trong công tác tuyên truyền địch vận, Vũ Vân đã vận động được nhiều vệ sỹ và tay sai ra đầu hàng quay về với cách mạng.Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lực lượng dân quân du kích xã Vũ Vân cùng với nhân dân trong xã đã kiên cường chiến đấu 80 trận lớn nhỏ, đã giết và làm bị thương gần 300 tên địch, bắt sống 24 tên, thu 8 khẩu súng các loại và thu 50 kg đạn các loại, bức rút 1 bốt nhà thờ Thái Sa, đập tan âm mưu lập tề của địch.
Với thành tích trên, Đảng bộ và nhân dân xã Vũ Vân đã được Đảng – Nhà nước tặng thưởng: 1250 Huân huy chương Kháng chiến các loại; 20 Bằng có công với nước; 45 Bằng tổ quốc ghi công (trong đó có 24 liệt sĩ là du kích hi sinh tại địa phương), 100 Bằng gia đình vẻ vang; 20 Kỷ niệm chương chiến sĩ Điện Biên; 100 Kỷ niệm chương kháng chiến và hàng trăm gia đình là cơ sở cách mạng, cất dấu cán bộ, bộ đội được ghi công.
Đặc Biệt ngày 28/5/2010 đảng bộ và nhân dẫn xã Vũ Vân tự hào được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp.
Trong Kháng chiến chống Mỹ
Trong kháng chiến chống Mỹ xã Vũ Vân đã có nhiều thành tích trong xây dựng HTX như HTX nông nghiệp, HTX mua bán, HTX tín dụng, HTX tiểu thủ CN. Do có thành tích trong việc xây dựng HTX, tháng 7/1958 Vũ Vân được đón đồng chí Lê Duẩn uỷ viên Bộ Chính trị về thăm HTX Mỹ Hoà. Từ năm 1965 năng suất lúa Vũ Vân đã đạt 5 tấn thóc/ha, đến năm 1975 đạt 63,17 tạ/ha.
Trong những năm chiến tranh ác liệt, Đảng bộ và nhân dân xã Vũ Vân đã tập trung huy động đóng góp cho chiến trường Miền Nam theo khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Vũ Vân đã đóng góp hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm cho Nhà nước, đồng thời củng cố nâng cao đời sống của nhân dân. Đặc biệt xã Vũ Vân có đội thuỷ lợi Quang Trung thành lập từ năm 1963 có nhiều thành tích xuất sắc.
Năm 1967 đội được Bác Hồ tặng cờ thi đua và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Vừa phát triển kinh tế xã hội vừa xây dựng lực lượng dân quân để chống chiến tranh phá hoại, từ năm 1965 đến 1967 lực lượng vũ trang Vũ Vân thường xuyên có từ 250 – 270 người (trong đó có trung đội nữ dân quân Sông Hồng) thường xuyên trực chiến sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 7/3/1967 lực lượng chiến đấu của xã Vũ Vân phối hợp với các đơn vị phòng không khu vực bắn bị thương 1 máy bay giặc Mỹ, trung đội nữ dân quân Sông Hồng là đơn vị đầu tiên trong toàn quốc được Chính phủ tặng cờ đơn vị quyết thắng và được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến Hạng 3.
Cùng với xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, từ năm 1956 đến năm 1975, Vũ Vân đã tiễn đưa 953 thanh niên lên đường nhập ngũ và 101 thanh niên xung phong để chi viện cho chiến trường Miền Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Vũ Văn đã góp cho Nhà nước 9.800 tấn lương thực, 900 tấn thực phẩm; góp 45.000 ngày công phục vụ chiến đấu. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xã Vũ Vẫn đã được Nhà nước tặng thưởng 12 Huân chương Độc lập, 592 Huân chương Kháng chiến các loại; 3 Huân chương Lao động; 16 Cờ thi đua; 35 Bằng khen; 11 Bằng dũng sĩ diệt Mỹ, 92 Huân chương Chiến công các loại; Toàn xã có 12 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 2 huy hiệu Bác Hồ; 1 bằng khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 1 Anh hùng lao động; 165 bằng Tổ quốc ghi công; 88 thương binh; 49 bệnh binh….
Trong sự nghiệp Đổi mới
Ngày nay Do làm tốt công tác phát triển kinh tế, trong những năm qua, số hộ nghèo xã đã giảm rất nhều, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ còn 1%, giảm (3,24% so với năm 2005). trong 5 năm qua bằng nhiều nguồn lực xã đã xóa được 2 ngôi nhà dột nát cho hộ nghèo.
Toàn xã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, tín dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng Điện – đường – trường – trạm. Phong trào đoàn thể luôn là đơn vị mạnh trong khu vực.
Hình ảnh
Miếu ông Đô
Cây đa Đông Đống thôn Tiền Phong
Đình Làng thôn Tiền Phong
Địa giới hành chính
Xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư là 1 xã nằm sát sông Hồng thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có địa hình bằng phẳng với độ cao trung bình là 9 mét so với mặt nước biển, có toạ độ từ 20o20’44 – 20o23’07 độ vĩ Bắc; 106o20’42 – 106o23’19 kinh độ Đông xã Vũ Vân là xã cuối huyện Vũ Thư theo hướng Đông Nam,cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 7 km.
- Phía Đông giáp với xã Vũ Thắng và xã Vũ Hoà, huyện Kiến Xương.
- Phía Tây giáp xã Việt Thuận.
- Phía Nam giáp sông Hồng bên kia sông là xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
- Phía Bắc giáp xã Vũ Vinh.
Phân chia hành chính xã Vũ Vân
Xã hiện nay có 5 Thôn là: thôn Quang Trung (trung tâm của xã, trước là xóm 4,5), thôn Tiền Phong (trước là hai xóm 1 và xóm 2),Thôn Nhân Bình(trước đây là xóm 3), Thôn Việt Thắng (trước là xóm 6), thôn Thái Sa (trước là xóm 7 và 8). Trong xã còn có 1 hợp tác xã Cộng đồng hay gọi là Bệnh viện Phong Da Liễu Văn Môn.
Bản đồ xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư
Xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư nhìn từ vệ tinh
Có thể bạn quan tâm
Huyện Vũ Thư có 30 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 29 xã.- Thị trấn Vũ Thư
(huyện lỵ) - Xã Bách Thuận
- Xã Đồng Thanh
- Xã Dũng Nghĩa
- Xã Duy Nhất
- Xã Hiệp Hòa
- Xã Hòa Bình
- Xã Hồng Lý
- Xã Hồng Phong
- Xã Minh Khai
- Xã Minh Lãng
- Xã Minh Quang
- Xã Nguyên Xá
- Xã Phúc Thành
- Xã Song An
- Xã Song Lãng
- Xã Tam Quang
- Xã Tân Hòa
- Xã Tân Lập
- Xã Tân Phong
- Xã Trung An
- Xã Tự Tân
- Xã Việt Hùng
- Xã Việt Thuận
- Xã Vũ Đoài
- Xã Vũ Hội
- Xã Vũ Tiến
- Xã Vũ Vân
- Xã Vũ Vinh
- Xã Xuân Hòa
☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã Thái Bình
Xem thêm bản đồ tỉnh Thái Bình và các thành phố, huyện:🔴 MẸO - Tìm kiếm nhanh quận huyện xã phường cần xem bản đồ:
Xem thêm bản đồ các tỉnh thành Việt Nam:- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng
- Hải Phòng
- Cần Thơ
- An Giang
- Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bạc Liêu
- Bắc Kạn
- Bắc Giang
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Dương
- Bình Định
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hòa Bình
- Hậu Giang
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lào Cai
- Lạng Sơn
- Lâm Đồng
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên – Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái