Sài Đồng là một phường của quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Vùng: | Đồng bằng sông Hồng |
---|---|
Thành lập: |
|
Trụ sở UBND: | 559 đường Nguyễn Văn Linh |
Diện tích: | 0,91 km² |
Dân số: | 14.029 người (2003) |
Mật độ: | 15.416 người/km² |
Mã hành chính: | 00142 |
Lịch sử hình thành phường Sài Đồng
Sài Đồng xưa là một làng, thường được gọi là làng Sài. Đầu thế kỉ 19 là một thôn thuộc xã Cự Linh, tổng Cự Linh, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (sai đổi thành Bắc Ninh). Năm Thành Thái thứ nhất (1889) thì được tách ra làm xã riêng. Đến năm 1928, dân số xã là 826 người. Sau Cách mạng tháng Tám, Sài Đồng được sáp nhập với các thôn khác thành xã lớn hơn mang tên Gia Thụy. Làng Sài Đồng nằm giữa những cánh đồng bằng phẳng của huyện Gia Lâm. Nơi đây đất đai màu mỡ, có đầm Cầu Xanh rộng lớn là nơi trữ nước, cang tác thuận lợi nên được coi là vựa lúa của Kinh Bắc. Vì vậy nên mới có câu “Tiền nhà chúa, lúa Sài Đồng”. Do toạ lạc ven Quốc lộ 5, nên rất thuận tiện cho giao lưu, buôn bán.
Ngày 8 tháng 1 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Xưởng May 10 ở Sài Đồng. Sau chuyến thăm, ngày 24 tháng 2 năm 1959, Hồ Chủ tịch gửi thư cho công nhân, chiến sĩ của xưởng. Trong thư, Hồ Chí Minh đã ghi nhận tấm lòng của đơn vị vì đã gửi tặng bộ quần áo, nhưng ông tặng lại để Xưởng dùng làm giải thưởng cho người có thành tích trong thi đua. Về sau công ti được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới”.
Từ tháng 6 năm 1961, xã cùng với huyện Gia Lâm được chuyển về Hà Nội. Sài Đồng dần được công nghiệp hoá vào đầu thập niên 1980, hình thành nên đô thị sầm uất. Ngày 13 tháng 10 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 173 thành lập thị trấn Sài Đồng trên cơ sở phần lớn đất đai và dân cư của làng Sài Đồng.
Phường Sài Đồng ngày nay được thành lập năm 2003 trên cơ sở toàn bộ 90,67 ha diện tích tự nhiên và 14.029 người của thị trấn Sài Đồng, huyện Gia Lâm. Trước đó vào năm 1982, thị trấn Sài Đồng được thành lập trên cơ sở tách đất của 3 xã Thạch Bàn, Gia Thụy, Hội Xá.
Địa giới hành chính
Phân chia hành chính phường Sài Đồng
Phường Sài Đồng trong quận Long Biên
Địa giới hành chính phường Sài Đồng:
Phía Đông giáp phường Phúc Lợi.
Phía Tây giáp phường Phúc Đồng.
Phía Nam giáp phường Thạch Bàn.
Phía Bắc giáp phường Việt Hưng.
Tính đến hết tháng 2 năm 2020, trên địa bàn Sài Đồng có 22 tổ dân phố. Sau khi thực hiện sáp nhập tổ dân phố thì phường có 16 tổ dân phố. Các tổ đều có đủ tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, trong đó có 15/16 tổ trưởng và 11/22 tổ phó tổ dân phố là Đảng viên. Có hai tổ trưởng tổ dân phố là nữ, chiếm tỷ lệ 12,5%.
Bản đồ phường Sài Đồng, quận Long Biên
Phường Sài Đồng, quận Long Biên nhìn từ vệ tinh
Có thể bạn quan tâm
Quận Long Biên có tất cả 14 phường.☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã Hà Nội
Xem thêm bản đồ thành phố Hà Nội và các quận, thị xã, huyện:- Quận Ba Đình
- Quận Bắc Từ Liêm
- Quận Cầu Giấy
- Quận Đống Đa
- Quận Hà Đông
- Quận Hai Bà Trưng
- Quận Hoàn Kiếm
- Quận Hoàng Mai
- Quận Long Biên
- Quận Nam Từ Liêm
- Quận Tây Hồ
- Quận Thanh Xuân
- Thị xã Sơn Tây
- Huyện Ba Vì
- Huyện Chương Mỹ
- Huyện Đan Phượng
- Huyện Đông Anh
- Huyện Gia Lâm
- Huyện Hoài Đức
- Huyện Mê Linh
- Huyện Mỹ Đức
- Huyện Phú Xuyên
- Huyện Phúc Thọ
- Huyện Quốc Oai
- Huyện Sóc Sơn
- Huyện Thạch Thất
- Huyện Thanh Oai
- Huyện Thanh Trì
- Huyện Thường Tín
- Huyện Ứng Hòa
🔴 MẸO - Tìm kiếm nhanh quận huyện xã phường cần xem bản đồ:
Xem thêm bản đồ các tỉnh thành Việt Nam:- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng
- Hải Phòng
- Cần Thơ
- An Giang
- Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bạc Liêu
- Bắc Kạn
- Bắc Giang
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Dương
- Bình Định
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hòa Bình
- Hậu Giang
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lào Cai
- Lạng Sơn
- Lâm Đồng
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên – Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái