Phường Ngọc Thụy, quận Long Biên – Quy hoạch – Bản đồ – Tổng quan

Ngọc Thụy là một phường của quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Thông tin tổng quan:
Vùng:Đồng bằng sông Hồng
Thành lập:2003
Diện tích:8,99 km²
Dân số:18.568 người (2003)
Mật độ:2.065 người/km² (2003)
Mã hành chính:118.0

Lịch sử hình thành phường Ngọc Thụy

Ngọc Thụy trước đây là một xã thuộc huyện Gia Lâm, nay là phường Ngọc Thụy thuộc quận Long Biên, được thành lập theo Quyết định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngọc Thụy có quá trình hình thành và phát triển gần một 1.000 năm lịch sử. Đây cũng là quê hương của Thái uý Việt Quốc công Lý Thường Kiệt.

Xa xưa, tính từ thời Lý (lấy năm sinh của Lý Thường Kiệt là năm 1019) thì đây thuộc vùng đất Long Biên, trong huyện Gia Lâm, phủ Thiên Đức; thời Trần thuộc lộ Bắc Giang. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và suốt thời gian Pháp đô hộ, Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh. Các ấp xóm, trại, làng, xã lúc ấy có: Gia Quất, Gia Thượng, Yên Tân, Bắc Cầu, Thượng Cát, Thanh Am,… Cùng nằm trong tổng Gia Thụy, thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vùng đất Ngọc Thụy nằm trong Đặc khu Ngọc Thụy, trực thuộc tỉnh Bắc Ninh, vùng đất Đặc khu lúc ấy tới tận Sài Đồng, Thạch Bàn ngày nay.

Tháng 3 năm 1949, trên chủ trương mở mặt trận đường 5, Đặc khu Ngọc Thụy được chuyển về tỉnh Hưng Yên. Qua thực tế hoạt động gặp nhiều khó khăn, Ủy ban kháng chiến tỉnh Hưng Yên đã đề nghị trên cho chuyển trả lại về Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh. Khi chuyển về, Đặc khu Ngọc Thụy được phân chia thành xã Ngọc Thụy và xã Hồng Tiến.

Đến tháng 10 năm 1954, xã Ngọc Thụy được chuyển về quận VIII, ngoại thành Hà Nội.

Cuối năm 1955 đầu năm 1956, sau cải cách ruộng đất, xã Ngọc Thụy được phân chia thành 2 xã để tiện điều hành, quản lý, lấy tên là xã Ngọc Thụy và xã Thượng Thanh (Gia QuấtThượng về Thượng Thanh, Gia Quất Hạ ở lại Ngọc Thụy).

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa II quyết định mở rộng thành phố Hà Nội và sáp nhập vào thành phố Hà Nội một số khu vực thuộc tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh, VĩnhPhúc và Hưng Yên; theo đó Ngọc Thụy cùng 15 xã của huyện Gia Lâm và một số xã, thị trấn của các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành được chuyển giao về Hà Nội.

Tiếp theo, ngày 31 tháng 5 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ra quyết định chia các khu vực nội, ngoại thành của thành phố Hà Nội thành 4 khu phố và 4 huyện. Theo quyết định này, Ngọc Thụy là một trong 31 xã và hai thị trấn thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Vị trí địa lý xã Ngọc Thụy lúc ấy được xác định:

Phía Đông giáp xã Thượng Thanh

Phía Nam giáp thị trấn Gia Lâm

Phía Bắc có sông Đuống, bên kia sông là xã Đông Hội, huyện Đông Anh

Phía Tây giáp xã Tứ Liên, huyện Từ Liêm (nay thuộc quận

Tây Hồ).

Xã có các thôn: Bắc Biên, Gia Quất, Yên Tân, Gia Thượng, Bắc Cầu.

Bắc Biên, Trung Hà xưa kia vốn là làng An Xá thuộc thành Đại La. Khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La đã đổi Đại La thành Thăng Long. Làng An Xá trở thành làng củathành Thăng Long.

Năm 1014 (Năm Thiên Thuận thứ 5), vua Lý Thái Tổ cho đắp thành để xây dựng dinh thự. Nhà Vua cho di dân làng An Xá ra bãi bồi ở sông Nhị Hà (Sông Hồng). An Xá là quê hương của Ngô Tuấn (tức Lý Thường Kiệt) có địa giới như sau:

– Bắc giáp làng Xuân Canh, Bắc Cầu, Gia Thượng.

– Đông giáp làng Gia Quất, làng Thạch Cầu, Lâm Hạ, Gia Thụy, Ái Mộ.

– Nam giáp cống ông Mạc, Quyết Thủy, Đồng Tân, Hà Khẩu.

– Tây giáp làng Quảng Bá, Tây Hồ, An Hòa, Hoè Nhai.

Nhờ có Lý Thường Kiệt dâng sớ tấu xin vua nên dân làng An Xá được miễn mọi thứ thuế, lệ, phu phen tạp dịch, vì An Xá ở bãi bồi không có đất cấy lúa. Đến năm Thuận Thiên thứ 5 (1132), Vua Lý Thần Tông đi kinh lý làng An Xá vào lúc nước sông Nhị Hà lên to, thấy nhà nào cũng bắc bục để ở nên Vua ra sắc chỉ đổi tên làng An Xá thành làng Cơ Xá. Cơ có nghĩa cơ động, nhưng chữ cơ lại đồng âm với chữ cơ là đói (cơ hàn) nên năm Duy Tân thứ 5 (1911) dân làng đã xin đổi tên làng Cơ Xá thành làng Phúc Xá. Phúc có nghĩa là phúc đức, cũng còn có nghĩa dân mong muốn có ruộng để trồng dâu nuôi tằm. Phúc Xá Nam nay thuộc khu Đống Mác; Phúc Xá Tây hiện nay là An Dương còn Phúc Xá Bắc Biên, Phúc Xá Trung Hà nay thuộc Ngọc Thụy. Phúc Xá xưa đều ở bãi giữa sông Hồng (sông Nhị Hà). Phúc Xá Trung Hà được Nhà nước bơm cát từ Sông Hồng vào lấp Đầm Bến (Đầm Sen) chia đất cho dân vào năm 1975-1976. Phúc Xá lúc đó thuộc tổng Phúc Lâm, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, sau chính quyền Pháp đô hộ đổi huyện Hoàn Long thành đại lý Hoàn Long, thuộc thành Hà Nội.

Sau Cách mạng Tháng Tám, Phúc Xá thành đặc khu Phúc Xá thuộc liên khu 1 Hà Nội. Đặc khu Phúc Xá có bãi Phúc Xá Trung Hà, bãi Phúc Xá Bắc Biên và Phúc Xá Tây Biên,…

Đến năm 1956, thì Phúc Xá Bắc Biên, Trung Hà sáp nhập vào phường Ngọc Thụy cho đến nay.

Địa giới hành chính

Địa giới hành chính phường Ngọc Thụy:

Bản đồ vị trí và địa giới hành chính Phường Ngọc Thụy, quận Long Biên
Bản đồ vị trí phường Ngọc Thụy, quận Long Biên

Bản đồ phường Ngọc Thụy, quận Long Biên

Bản đồ giao thông phường Ngọc Thụy, quận Long Biên
Bản đồ giao thông phường Ngọc Thụy, quận Long Biên. (Open Street Map)

Phường Ngọc Thụy, quận Long Biên nhìn từ vệ tinh

Bản đồ vệ tinh phường Ngọc Thụy, quận Long Biên
Bản đồ vệ tinh phường Ngọc Thụy, quận Long Biên. (Satelite Map)

Có thể bạn quan tâm

Quận Long Biên có tất cả 14 phường.

☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã Hà Nội

Xem thêm bản đồ thành phố Hà Nội và các quận, thị xã, huyện:

🔴  MẸO - Tìm kiếm nhanh quận huyện xã phường cần xem bản đồ:

Xem thêm bản đồ các tỉnh thành Việt Nam
Để lại đánh giá của bạn

Bài viết mới

Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Lấy ý tưởng ban đầu từ việc thành lập một thành phố phía Đông thuộc TP.HCM (giống như phố Đông của Thượng Hải), thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 từ việc sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Tổng diện tích của TP ... Đọc tiếp
Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
Hàng loạt dự án đang được đầu tư xây dựng tạo thành các cụm đô thị vệ tinh sầm uất dọc theo tuyến đường vành đai 3. Trong đó, dự án Glory Heights nằm đối diện trung tâm thương mại, quảng trường và tiếp giáp trực tiếp đường Long Phước, dẫn tới cao tốc Long Thành Dầu Giây. Các dự án này cũng đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất giảm và thời gian thanh toán nhằm hướng tới người mua nhà.
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản
Bên dưới là 50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản. Mời quý anh chị cùng thử sức xem trình độ của mình tới đâu nhé. Có sẵn đáp án bên dưới mỗi câu hỏi để anh chị có thể dễ dàng kiểm tra. Câu 1. Thời hạn giao đất nông nghiệp ... Đọc tiếp
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản